Nguy cơ và cách xử lý khí độc ao tôm

Do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn sìn, tảo tàn nên tình trạng khí độc ao nuôi NH3, NO2 xuất hiện  . Vậy làm thế nào để xử lý chúng. Hãy cùng Vietnga tìm hiểu điều đó.

Các khí độc chủ yếu trong ao nuôi

1. NH3 (Ammonia)

Chất độc hại đầu tiên trong ao nuôi tôm là amoniac, sinh ra từ quá trình trao đổi chất của tôm và sự phân hủy thức ăn thừa, phân và sinh vật phù du chết. Amoniac không độc nếu nồng độ của nó duy trì dưới một ngưỡng nhất định nên cần được theo dõi liên tục.
Sự hiện diện của amoniac trong ao nuôi tôm cũng rất quan trọng vì nó có thể có lợi cho thực vật phù du. Thực vật phù du có vai trò cố định quá trình chuyển hóa khí dinitrogen thành nitơ và sử dụng nguồn nitơ làm chất dinh dưỡng cho sự phát triển.
Nồng độ amoniac trong ao không được vượt quá 0,1 ppm. Nếu vượt quá giới hạn này, nó có thể tác động tiêu cực đến tỷ lệ sống của tôm, dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại, căng thẳng gia tăng và tăng khả năng mắc bệnh.

2.NO2 (Nitrite)

Nitrit là chất độc hại trong ao nuôi tôm được tạo ra từ nitơ bị oxy hóa một phần. Nó thường không được tìm thấy trong nước thải sạch mà tích tụ trong nước thải cũ và ứ đọng.
Mức nitrit cao có thể là do tôm cho ăn quá nhiều, mật độ trầm tích quá cao, tuần hoàn nước kém và các yếu tố khác phá vỡ sự cân bằng chu trình nitơ.
Nitrit có độc tính cao đối với tôm thẻ chân trắng và có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực khác nhau, bao gồm cả việc tôm bị ức chế tăng trưởng và phát triển, thậm chí gây chết tôm.
Mặc dù hàm lượng nitrit trong ao nuôi tôm thường thấp nhưng độc tính của chúng đặc biệt nguy hiểm trong giai đoạn đầu nuôi tôm. Trong giai đoạn này, nồng độ nitrit có thể tăng nhanh và đạt mức độc hại gây nguy hiểm cho tôm.

3. H2S  (Hydro Sulfua)

Hydrogen sulphide là hợp chất được tạo ra do hoạt động của vi khuẩn từ chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, thường xảy ra ở đáy ao. Hợp chất này thường xuất hiện ở đáy ao thiếu nguồn cung cấp oxy. Trong ao nuôi tôm, nồng độ hydro sunfua phải ≤ 0,01 ppm.
Một số yếu tố góp phần tạo nên sự dư thừa hydro sunfua trong ao, bao gồm không đủ ánh sáng mặt trời chiếu xuống đáy ao, thiếu nguồn cung cấp oxy ở đáy ao và sự hiện diện của chất hữu cơ dẫn đến lắng đọng ở đáy ao.

Cách xử lý khí độc ao tôm

Các chất độc hại trong ao nuôi như amoniac, nitrit, độc tố sinh vật phù du và hydro sunfua gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hoạt động nuôi trồng nếu không được giám sát và kiểm soát. Vì vậy, điều quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để giải quyết những vấn đề này.
– Với H2S, người nuôi cần giữ hàm lượng DO tại các điểm quan trọng (cách đáy ao tôm 30cm và 3 m từ mép bùn từ 3 – 4 giờ sáng) luôn luôn trên mức 4 ppm, trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến thu hoạch mỗi vụ.
Cho tôm ăn theo hàm lượng vừa đủ, không quá dư thừa. Kiểm soát hàm lượng chất hữu cơ khi cho vào ao. Không nên nuôi tôm tại các ao đất xốp, nhiều cát và khu vực bị phèn.
Thường xuyên kiểm tra vi khuẩn xuất hiện trong nước để kịp thời có biện pháp xử xử lí phù hợp. Biện pháp kiểm tra hàm lượng H2S là lấy mẫu bùn đáy trong ao ở độ sâu 2 – 5 cm và cấy trên đĩa TCBS. Vibrio thông thường cho khuẩn lạc màu xanh lá hoặc vàng trong khi vi khuẩn khử sulfate cho khuẩn lạc có màu đen. Nếu nhìn thấy khuẩn lạc đen trên đĩa cấy chứng tỏ rằng khí độc H2S bắt đầu xuất hiện.
Trong suốt giai đoạn chăn nuôi hãy giữ độ pH ở mức 7.8 – 8.3 và độ pH trong ngày phải có độ chênh lệch ít hơn 0.4.
– Với NH3: Người nuôi nên cho ăn 80% sức ăn của tôm để giảm lượng chất thải. Sử dụng yucca cũng hấp thụ được khí độc NH3.
Dùng mật đường để cân bằng hệ số C:N, mật vừa làm giảm pH (độc tính NH3 giảm khi pH thấp) vừa là nguồn thức ăn cho vi sinh nhân sinh khối. Cải tạo tốt ao nuôi trước khi thả giống và  phải đảm bảo có hệ thống xi phông đáy ao để giảm thiểu, giải phóng khí độc.
Trong quá trình nuôi, thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa nhóm vi khuẩn nitrat (Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp) để xử lý môi trường, phân hủy các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm,… làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn, hạn chế ô nhiễm nước.
Người nuôi cần phải xử lí chất dơ triệt để từ đầu vụ. Bởi, nếu khi khí độc lên cao thì xử lí rất khó và tốn kém nhưng hiệu quả không cao.
– Với NO2: thì phải cần dòng nitro và nhiều ôxy để chuyển NO2 thành NO3 ít độc. Dòng nitro trong ao có sẵn nhưng cần thời gian, giá thể, ôxy để chúng hoạt động hiệu quả.
Cách tốt nhất xử NO2 vẫn là thay nước, tăng cường ôxy, rải thêm oxi viên. Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ xử lý NO2 trước khi tái cấp vào ao nuôi. Tại ao lắng, có thể xử lý nước bằng ôxy già 5 – 10 ppm. Ôxy già sẽ cung cấp ôxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời ôxy hóa chất hữu cơ. Điểm yếu của phương pháp này là không thể áp dụng cho ao nuôi tôm có thể tích lớn bởi giá thành rất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *