1. Tính chất và nguồn gốc nước thải
Trong những năm gần đây ngành thủy hải sản ở nước ta phát triển khá mạnh, trong đó không thể không nói đến ngành sản xuất bột cá. Bên cạnh là mang lại lợi ích kinh tế cao nhưng nó đang là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng , là mối quan tâm Nguồn phát sinh chính trong quá trình chế biến bột cá chủ yếu là:
- Nước rửa nguyên liệu
- Nước ép tách cá sau khi hấp
- Nước rửa thiết bị dụng cụ
- Nước do dịch cá tiết ra
- Nước khử mùi
- Nước rửa sàn khu vực chứa nguyên liệu
Đặc tính chung của nước thải chế biến bột cá có sự ô nhiễm hữu cơ cao với các chỉ tiêu đặc trưng cho sự ô nhiễm hữu cơ như BOD, COD khá cao. Hàm lượng BOD, COD vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
Bảng thành phần và tính chất nước thải chế biến bột cá
STT | Thông số | Đơn vị | Nồng độ |
1 | pH | – | 6,5 |
2 | BOD5 | mg/l | 4500 |
3 | COD | mg/l | 6300 |
4 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 2100 |
5 | Dầu mỡ | mg/l | 150 – 250 |
6 | Tổng Nitơ | mg/l | 60 |
7 | Tổng phospho | mg/l | 20 |
2. Chất lượng nước thải sau xử lý
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 11:2015/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Bảng chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải theo QCVN 11:2015/BTNMT
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | – | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
3 | BOD5 | mg/l | 30 | 50 |
4 | COD | mg/l | 75 | 150 |
5 | Amoni (NH4+ tính theo N) | mg/l | 10 | 20 |
6 | Tổng Nitơ (tính theo N) | mg/l | 30 | 60 |
7 | Tổng Phot pho (tính theo P) | mg/l | 10 | 20 |
8 | Tổng dầu mỡ | MPN/100ml | 10 | 20 |
3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải bột cá
4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải bột cá
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất và sinh hoạt được thu gom theo hệ thống thu gom nước thải đi đến hố thu gom. Trước khi vào hố thu gom, nước thải phải đi qua các song chắn rác được bố trí trước hố nhằm giữ lại các thành phần rác thô, cặn lơ lững có kích thước tương đối lớn nhằm tránh gây ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi được tách, rác sẽ được xử lý định kỳ còn nước thải được tập trung về bể thu gom. Từ bể thu gom nước thải sẽ đi qua hệ thống các ngăn trong bể tách mỡ. Tại đây, dầu mỡ và các chất có tỷ trọng nhẹ hơn nước sẽ nổi lên và được giữ lại, còn lại nước thải tiếp tục chảy vào bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, nước thải được xáo trộn bởi không khí cấp từ máy thổi khí để ngăn không cho các cặn lắng, vì vậy tránh được sự phân hủy yếm khí gây nên mùi khó chịu. Đồng thời bể điều hòa còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải đầu vào, đảm bảo cho hệ thống phía sau được hoạt động ổn định. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm lên bể tuyển nổi.
Trên bể tuyển nổi, hỗn hợp khí và nước thải được hòa trộn tạo thành các bọt mịn dưới áp suất khí quyển, các bọt khí tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và một số cặn lơ lửng. Lượng dầu mỡ được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động được dẫn về bể chứa bùn. Bể tuyển nổi kết hợp quá trình tuyển nổi và keo tụ đạt hiệu quả loại bỏ SS và dầu mỡ rất cao ( có thể đạt > 90%) hiệu quả loại bỏ photpho của toàn hệ thống cũng được cải thiện nhờ công trình này. Tiếp theo, nước thải được dẫn qua bể xử lý kỵ khí
Trong bể sinh học kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới
Sau bể kỵ khí nước thải được dẫn qua cụm bể thiếu khí và bể hiếu khí. Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí có nhiệm vụ phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành sinh khối, co2 và nước. Các sinh vật này tập hợp lại dưới dạng bông bùn hoạt tính, chúng sử dụng oxy hòa tan từ hệ thống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm diễn ra triệt để. Nước thải sẽ được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Từ đó, bùn hoạt tính được hoàn lưu lại quá trình thiếu khí để tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xãy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm duy trùy nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Bùn được lưu trữ và được đơn vị có chức năng thu gom xử lý định kỳ.
Nước thải sau khi lắng được thu vào máng thu nước và được bơm vào bồn lọc áp lực. Đồng thời chúng được tiếp xúc với chất khử trùng. Nước thải sau khi lọc được đưa ra bể chứa và đưa ra nguồn tiếp nhận.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải chế biến bột cá cơ bản, liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về công nghệ tiên tiến khác trong xử lý nước thải ngành này.